Lịch sử thương hiệu đồng hồ Rolex

“Anh hùng đi lên từ thời loạn” đây là cái tên mà người ta thường gọi về Rolex. Mặc dù Rolex không phải là một thương hiệu quá lâu đời trong nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, người sáng lập thương hiệu này là hai người Đức và Anh . Nhưng nhắc đến cái tên Rolex người ta nghĩ ngay đó là biểu tượng đồng hồ của Thụy Sĩ nói riêng và thế giới nói chung.

Năm 1905, Hans Wilsdorf (doanh nhân người Đức và Alffred Davis – nhà đầu tư người Anh), đã sáng lập nên công ty Wilsdorf & Davis tại Longdon – Anh. Công việc chính của công ty là nhập khẩu dòng đồng hồ cao cấp Hermann Aegler từ Thụy Sĩ và bán lại cho những người tiêu thụ đồ kim hoàn trên thị trường. Các mẫu đồng hồ được công ty bán lúc bấy giờ luôn có dòng chữ ký hiệu W&D trên bề mặt.

Hans Wilsdorf cha đẻ của thương hiệu Rolex

Wilsdorf, một người có khả năng rất nhạy bén với thời trang và ông nhận ra kiểu áo gi-lê dành cho các quý ông đã lỗi thời. Chính vì thế, ông dựa đón kỷ nguyên của những chiếc đồng hồ bỏ túi (cất trong túi áo gi-lê) sẽ sớm chấm dứt. Điều này đồng nghĩa với việc Wilsdorf & Davis phải tìm kiếm một chiếc đồng hồ phù hợp và có thể đeo trên cổ tay tiện lợi.

Vào năm 1908, Wilsdorf & Davis quyết định hợp tác với nhà sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ và mở văn phòng tại La Chaux-de-Fonds – Thụy Sĩ. Họ quyết định đặt tên cho dòng sản phẩm mới là Rolex, có rất nhiều tranh luận về cái tên Rolex này. Có người cho rằng, Wilsdorf muốn đặt một cái tên dễ dàng phát âm và khắc vừa vặn trên mặt đồng hồ. Còn một số người cho nó là bắt nguồn từ 1 cụm từ tiếng Pháp với nghĩa là “kiệt tác đồng hồ”.

Để thực hiện hóa giấc mơ thay thế đồng hồ bỏ túi bằng đồng hồ đeo tay, Wilsdorf đã tập trung đầu tư rất kỹ lưỡng về kỹ thuật. Ông nhận thấy rằng, một chiếc đồng hồ đeo tay phải thích nghi với nhiều chuyển động và hứng chịu được nhiều tác động bên ngoài như gió, bụi và nước.

Năm 1910, Wilsdorf quyết định mang chiếc đồng hồ đeo tay của công ty sản xuất đến kiểm định tại văn phòng Kiểm Định Đồng Hồ tại Geneva. Thật kinh ngạc, chiếc đồng hồ đã làm tất cả mọi chuyên gia ở đây vô cùng ngỡ ngàng. Vì thời điểm đó, họ chưa bao giờ thấy một chiếc đồng hồ như vậy (lúc bấy giờ chỉ có đồng hồ bỏ túi và đồng hồ bấm giờ đi biển mà thôi).

Chỉ 2 tuần sau đó, chiếc đồng hồ đã được chứng nhận và đến năm 1914, Rolex nhận được chứng nhận tương tự tại Anh, đây là điều kiện cần thiết để thương mại hóa sản phẩm ra toàn cầu.

Cơ hội từ chiến tranh

Chính do ảnh hưởng từ chiến tranh đã tạo bước đột phá lớn nhất của đồng hồ đeo tay Rolex, chứ không phải việc phát triển về công nghệ kỹ thuật. Tại sao lại như vậy? Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt vũ khí tối tân như xe tăng hay máy bay chiến đấu. Trên chiến trường lúc đó, những chiếc đồng hồ đeo tay cùng với súng đã trở thành vật bất ly thân cho các binh sĩ. Khi chiến tranh kết thúc, những chiếc đồng hồ đeo tay đã thành biểu tượng bản lĩnh của người đàn ông.

Vào trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rolex lại tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ các phi công Anh Quốc và phi công mỹ. Chính nhờ sự tin tưởng đó đã giúp Rolex về sau vươn mạnh tại thị trường Mỹ sau chiến tranh.

Khẳng định vị thế của Rolex

Những phát minh vĩ đại của thương hiệu Rolex

Đồng hồ đeo tay chịu áp lực nước đầu tiên vào năm 1926 (Rolex Oyster).
Đồng hồ đeo tay lên dây vĩnh cửu đầu tiên.
Đồng hồ đeo tay tự động thay đổi ngày, tháng trên mặt 1945(Rolex Datejust).
Đồng hồ đeo tay hiển thị 2 múi giờ cùng lúc 1954 (Rolex GMT Master).
Đạt chứng nhận Chronometer đối với dòng sản phẩm đồng hồ đeo tay đầu tiên cho của một nhà sản xuất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo
0777 928 333